Bom tấn Hollywood ‘Furiosa’ – đẹp và điên
Với câu chuyện thu hút, hình ảnh choáng ngợp cùng những cảnh hành động điên rồ tới nghẹt thở, “Furiosa” được giới quan sát kỳ vọng trở thành bom tấn mùa hè 2024.
Genre: Hành động
Director: George Miller
Cast: Anya Taylor-Joy, Chris Hemsworth, Nathan Jones…
Rating: 8.5/10
*Lưu ý: Bài viết tiết lộ một phần nội dung bộ phim
Kể từ sau Mad Max: Fury Road, người hâm mộ vẫn “mỏi cổ” mong chờ George Miller sẽ dẫn dắt thương hiệu này đi về đâu. Phần phim tái khởi động năm 2015 từng đoạt 6 tượng vàng Oscar, trở thành tượng đài phim hành động của mọi thời. Thế nhưng, Mad Max: Fury Road lại không trở thành “cú hit” thực thụ trong sự tiếc nuối của giới quan sát.
Với ngân sách 150 triệu USD, tác phẩm dắt túi 373 triệu USD sau khi kết thúc hành trình tại phòng vé toàn cầu. Đây rõ ràng chưa phải con số mà Warner Bros. kỳ vọng, càng không xứng với chất lượng tác phẩm.
Ra mắt sau gần 1 thập niên, tiền truyện Furiosa: A Mad Max Saga là thách thức không nhỏ dành cho vị đạo diễn nay đã 79 tuổi. Bên cạnh câu chuyện phòng vé, việc làm thế nào để vượt qua cái bóng khổng lồ của Mad Max: Fury Road cũng là bài toán khó với George Miller.
Đẹp
Không ngạc nhiên khi sau Fury Road, Warner Bros. lại muốn thực hiện phần tiền truyện thay vì sản xuất tiếp Mad Max 5. Sức hút mãnh liệt từ nhân vật Furiosa dưới màn hóa thân của Charlize Theron là cái cớ không thể hoàn hảo hơn để Furiosa: A Mad Max Saga xuất hiện.
Chuyện phim khám phá hành trình của nhân vật từ thời còn trẻ cho tới lúc trưởng thành. Giữa bối cảnh thế giới hậu tận thế, Furiosa sinh sống ở Vùng Xanh bị bắt cóc bởi băng đảng man rợ do Dementus (Chris Hemsworth) cầm đầu. Mất tuổi thơ và sự tự do, lại chứng kiến mẹ bị sát hại, cô bé nuôi dưỡng lòng hận thù và khao khát một ngày trốn thoát, tìm đường trở về quê hương.
Ngân sách phim lên tới 168 triệu USD.
Ngân sách phim lên tới 168 triệu USD.
Nếu câu chuyện của Mad Max: Fury Road gói gọn chỉ trong 3 ngày thì Furiosa: A Mad Max Saga lại trải dài suốt hai thập niên. Kết cấu tác phẩm gồm 5 chương, một cách phân chia hợp lý để diễn giải câu chuyện xuyên suốt thời lượng 148 phút.
Ở phần phim này, George Miller tiếp tục xoáy sâu vào sự điên rồ và hoang dại của thế giới hậu tận thế, thứ tạo nên dấu ấn của những phần phim trước. Với bối cảnh phản địa đàng, khi nền văn minh nhân loại sụp đổ và con người trở nên biến chất, vùng hoang địa (The Wasteland) hiện lên đầy nhiễu loạn, khắc nghiệt và giận dữ. Những hoang mạc chết chóc bất tận như muốn nuốt chửng sự sống là nơi bao trận gió tanh mưa máu tranh giành lãnh địa, quyền lực không ngừng nổ ra.
Tất cả ném cô bé Furiosa vào một hành trình sinh tồn khốc liệt khi không còn mẹ, cũng chẳng còn “nhà”.
Thế giới của Furiosa: A Mad Max Saga được lột tả sống động, chân thực tới choáng ngợp nhờ việc kết hợp giữa bối cảnh thực tế và sử dụng CGI. Từ những hoang mạc trùng điệp cồn cát, núi đá, cho tới thành trì The Citadel – nơi Joe Bất Tử ngự trị, hay Trại Đạn Dược và Thị Trấn Xăng…
Sự màu nhiệm của nghệ thuật điện ảnh hớp hồn người xem, khiến họ như đắm chìm vào thế giới giả tưởng man dại, lại khốc liệt tới nghẹt thở. Nét đẹp bụi bặm, chết chóc dưới ống kính của George Miller khiến khán giả thảng thốt tại sao ở độ tuổi 79, ông vẫn có thể phù phép cho những thước phim điên rồ đến vậy.
Tác phẩm làm gợi nhớ Dune: Part Two, một bom tấn hành động khác trình làng hồi đầu năm nay. Song nếu bộ phim của Denis Villeneuve – cuốn thánh kinh của dòng phim khoa học viễn tưởng – mê hoặc thị giác khán giả bằng sự lộng lẫy đầy tính sử thi, thì Furiosa lại điên cuồng, hoang dã và có cả sự dị hợm.
Sau Dune 2, Furiosa mang tới những thước phim “đã mắt” nhất trong năm 2024.
Sau Dune 2, Furiosa mang tới những thước phim “đã mắt” nhất trong năm 2024.
Sau Dune 2, Furiosa mang tới những thước phim “đã mắt” nhất trong năm 2024.
Sau Dune 2, Furiosa mang tới những thước phim “đã mắt” nhất trong năm 2024.
Sau Dune 2, Furiosa mang tới những thước phim “đã mắt” nhất trong năm 2024.
Khâu thiết kế sản xuất hoàn hảo càng khiến cho đứa con tinh thần của George Miller trở nên ấn tượng. Từ bối cảnh, phục trang, tạo hình nhân vật hay các loại vũ khí, chiến xa… được trau chuốt kỹ càng. Những cú máy biến hóa ngoạn mục, đặc biệt là các cú xoay 180° mang lại trải nghiệm thị giác cực kỳ đặc biệt, khiến người xem chỉ biết ngây ngất mà chiêm ngưỡng.
Và ‘điên’
Theo chân nhân vật từ khi bị Dementus bắt cóc cho tới lúc dưới trướng Joe Bất Tử, Furiosa đào sâu những biến chuyển tâm lý trên hành trình một đứa trẻ ở Vùng Xanh trở thành “Little D”, và cuối cùng là “Kỵ sĩ khải huyền thứ 5” – theo lời của Sử Gia.
Thực tế, kịch bản phim chưa thực sự hoàn hảo. Trước cái bóng quá lớn từ Fury Road, phần phim này để lộ một số khiếm khuyết về mạch truyện, nhất là sự xuất hiện những tình tiết có phần lê thê ở chương 2 và 3. Furiosa: A Mad Max Saga vì vậy mà đôi khi thiếu đi sự mượt mà.
Song, tổng thể câu chuyện vẫn giàu sức hút, đặc biệt là sự kế thừa thành công “DNA” của thương hiệu – độ “điên”.
Nói về độ “điên”, khó tìm được cái tên vượt qua Mad Max. Điên trong từng khung hình, trong từng cảnh hành động, giết chóc hay cháy nổ được dàn dựng khác biệt với những gì mà người ta thường thấy.
Ở phần phim này, Furiosa tiếp tục điên theo cái kiểu làm người xem quay cuồng như vậy. Những trường cảnh hành động, rượt đuổi gay cấn nghẹt thở, cấp bách đến điên rồ. Dường như chẳng phút giây nào nhân vật hay chính người xem cảm thấy an toàn, vì những tình huống ngặt nghèo, khủng khiếp liên tục ập đến, ném họ vào giữa sa mạc chết chóc chẳng khoan nhượng.
Không đặc tả cảnh máu me, thế nhưng Furiosa vẫn có thể làm người ta rùng mình trước những cảnh phim điên dại, theo cái cách rất riêng của George Miller.
Công bằng mà nói, yếu tố hành động trong phim chưa thể vượt qua những gì mà Fury Road từng làm, song vẫn phải dành lời khen cho vị đạo diễn gốc Australia vì vẫn giữ được “lửa”. Việc George Miller sử dụng nhiều cảnh CGI có thể khiến những người yêu thích Fury Road (hạn chế CGI tới mức tối thiểu) thất vọng. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh của Furiosa trên thực tế vẫn hoàn toàn được đảm bảo.
Đặt cạnh hình ảnh gây choáng ngợp, âm nhạc của Furiosa lại chưa quá nổi bật, xuất sắc.
Đặt cạnh hình ảnh gây choáng ngợp, âm nhạc của Furiosa lại chưa quá nổi bật, xuất sắc.
Đặt cạnh hình ảnh gây choáng ngợp, âm nhạc của Furiosa lại chưa quá nổi bật, xuất sắc.
Đặt cạnh hình ảnh gây choáng ngợp, âm nhạc của Furiosa lại chưa quá nổi bật, xuất sắc.
Đặt cạnh hình ảnh gây choáng ngợp, âm nhạc của Furiosa lại chưa quá nổi bật, xuất sắc.
Đập tan nhiều đồn đoán trước đó, Anya Taylor-Joy đã có màn kế nhiệm thành công nhân vật của Charlize Theron. So với đàn chị, thứ hiếm hoi mà Anya còn thiếu là nét quyến rũ lạnh lùng chết người. Thế nhưng, nữ diễn viên trẻ tài năng cùng ngoại hình ấn tượng vẫn dễ dàng ghi điểm với ánh mắt biết nói và khả năng biểu đạt xúc cảm nội tâm sắc nét.
Furiosa dưới màn hóa thân của Anya lột tả trọn vẹn sự cứng cáp, trưởng thành và đầy quyết đoán sau khi trải qua thù hận hay những đớn đau thể xác. Cái kết mà nhà làm phim dành cho nhân vật không chỉ kết nối nội dung hậu truyện ra mắt hàng chục năm trước, mà còn là sự khai sinh của một tượng đài nữ quyền đầy mạnh mẽ trên màn ảnh.
Trong khi đó, Chris Hemsworth cuối cùng đã có một vai diễn khiến khán giả trầm trồ. Gỡ bỏ lớp áo siêu anh hùng, tài tử Australia lột xác trong một Dementus thô ráp, lập dị và tàn bạo, một kẻ “có vấn đề nghiêm trọng về đạo đức”. Dù có phần hơi lạc lõng, thiếu thu hút ở chương đầu, nhưng càng về sau, tính cách cùng sự chuyển biến mạnh mẽ của nhân vật qua diễn xuất của Hemsworth đã chinh phục khán giả thành công.
Ra mắt lần đầu tại LHP Cannes 2024, Furiosa: A Mad Max Saga được nhiều nhà phê bình dành tặng những lời nhận xét có cánh. Tác phẩm chào sân với điểm số cao chót vót trên Rotten Tomatoes, với 90% từ các chuyên gia và 97% từ khán giả đại chúng.